Ngày đăng: 15-12-2017 Lượt xem: 1065
(Codotphcm) Hội nghị Cấp cao APEC Việt Nam 2017: “Thừa nhận thành tựu kinh tế của Việt Nam và những thách thức phía trước” do Tạp chí The Economic Times đăng tải mới đây đã khẳng định: “Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại. Qua APEC 2017, Việt Nam sẽ cố gắng kết hợp hài hòa các lợi ích, tìm kiếm cơ sở chung để thu hẹp những khác biệt và thúc đẩy hợp tác giữa các thành viên APEC”.
Việt Nam được đánh giá là một nền kinh tế của những cải cách đáng kể trong tương lai do Đảng Cộng sản cầm quyền thực hiện trong vài thập niên qua. Chiến lược phát triển quốc gia nhanh và bền vững là quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là quá trình tăng trưởng kinh tế cao và ổn định trong một thời gian dài với người dân là trung tâm, yếu tố con người, khoa học và công nghệ là động lực cho sự phát triển. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, với bảo vệ môi trường.
Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đạt được tiến bộ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ GDP đã tăng và nông nghiệp trong cơ cấu GDP đã giảm; Mô hình tăng trưởng kinh tế bước đầu đã chuyển từ phát triển rộng khắp sang phát triển chiều sâu. Khả năng cạnh tranh đã được cải thiện, chỉ số năng lực cạnh tranh trung bình của Việt Nam đã được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) xếp hạng năm 2016 ở vị trí tới 60/138 nền kinh tế…
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với những thách thức nhất định. Tốc độ tăng trưởng không ổn định và có xu hướng chậm lại; tăng trưởng kinh tế vẫn còn dàn trải; kinh tế vĩ mô không ổn định với tiềm năng rủi ro về nợ xấu, nợ công, thu, chi ngân sách Nhà nước không ổn định; rủi ro do biến động tỉ giá; các mối đe dọa đối với an ninh nước và biến đổi khí hậu.