flag header

Tin tứcNhàn Đàm

Có cần tạo ra mâu thuẫn khi so sánh?

Ngày đăng: 08-12-2019 Lượt xem: 6439

Ngày 7 tháng 12 vừa qua, đội tuyển bóng đá U22 Việt Nam giành chiến thắng đậm trước U22 Campuchia ở trận bán kết môn bóng đá nam SEA Games 30 diễn ra trên sân Rizal. Như vậy trong kỳ Seagames này, cả hai đội tuyển bóng đá nam, nữ của chúng ta đều cùng vào trận chung kết với giấc mơ vàng. Xin chúc mừng thành công của hai đội tuyển bóng đá nước ta!

Tuy nhiên trên không gian mạng, bên cạnh lời ngợi khen thành công của 2 đội tuyển thì cũng xuất hiện không ít những bình luận trái chiều, trong đó có nhiều bình luận so sánh chính sách đãi ngộ của đội tuyển nam với đội tuyển bóng đá nữ.

Bắt đầu status, anh chị cho rằng: “Đến bữa mỗi người một dĩa cơm phần (Giống cơm bụi) còn thêm vài quả cà pháo cho thêm hương vị. Một HLV công thần già ngược xuôi chăm cho các cô gái. Một đội bóng mà vừa đá bóng vừa làm thêm để kiếm sống bởi mức lương của họ theo thông tin thì chỉ là vài triệu/tháng (Bằng mấy bàn nhậu của nhiều người khi xem bóng đá nam). Thế mà khi ra sân chiến đấu như những chiến binh Sparta”, hết trích.

Hãy nhớ, người xưa có câu “mọi sự so sánh đều khập khiễng” và áp dụng đến bây giờ nó vẫn là chân lý và chưa thay thế được.

Chỉ có mấy tấm ảnh chụp từ một bữa cơm của đội tuyển bóng đá nữ, các anh các chị hùa nhau suy diễn “như trích trên”, anh chị còn thêm "mấy quả cà pháo" cho nó tanh !?!. Chỉ cần tỉnh táo nhận diện thì vẫn phân biệt được đây là cơm tự chọn buffet, ai thích ăn gì thì chọn cho mình món ưa thích phù hợp với khẩu vị và sở trường. Anh chị lại cho rằng đây là sự đối xử không công bằng với bóng đá nữ chỉ được ăn cơm phần, đây là cái nhìn nhận rất thiên lệch.

Suy cho cùng bóng đá cũng chỉ là một nghề nghiệp, mà nghề nào chẳng cống hiến cho tổ quốc. Đã là nghề thì có nghề này nghề kia, nghề kiếm nhiều tiền, nghề kiếm ít tiền, kiếm ít tiền thì phải làm thêm đó là quy luật. Anh chị so sánh với bóng đá Nam với bóng đá Nữ làm gì vì ngay cả từ thói quen cùng sự quan tâm của người hâm mộ, từ hệ thống giải đấu đã cho thấy sự khác biệt từ các cấp độ đội tuyển. Đương nhiên, hệ thống truyền thông sẽ thông tin nhiều hơn tới đội nào mà nhiều người hâm mộ quan tâm...

Còn sự cống hiến như những chiến binh, đó là điều tất nhiên, đã ra đấu trường là phải dành vinh quang, tâm lý ai cũng muốn chiến thắng không bao giờ muốn thất bại, chiến đấu để mang vinh quang về cho tổ quốc, chiến đấu cho chính sự nghiệp của mình.

Xin khẳng định với các anh chị rằng nhà nước ta không hề có chính sách phân biệt, đối xử với bất cứ đội tuyển bóng đá nào cũng như với môn thể thao nào, các cuộc vinh danh thể thao đều có cả 2 đội tuyển và mức thưởng cho các huy chương đều giống nhau, không phân biệt nam nữ. Việc các anh chị so sánh như trên là bậy, rất bậy!

Được biết, khi đánh bại chủ nhà Philippines 2-0 để vào chung kết nội dung bóng đá nữ SEA Games 30, đội tuyển nữ Việt Nam nhận tiền thưởng lớn, trong đó VFF thưởng cho thành tích vào chung kết nội dung bóng đá nữ SEA Games của đội tuyển nữ Việt Nam số tiền 1 tỷ đồng, cá nhân ông trưởng Ban bóng đá nữ VFF, kiêm lãnh đội bóng đá nữ Việt Nam tham dự SEA Games 30, Phạm Thanh Hùng, thưởng cho đội 1 tỷ đồng. 500 triệu đồng khác của đội tuyển nữ Việt Nam đến từ một doanh nghiệp dấu tên. Tổng cộng, đoàn quân của HLV Mai Đức Chung nhận số tiền thưởng 2,5 tỷ đồng cho thành tích vào chung kết. Thậm chí, tổng số tiền thưởng mà các cô gái đá bóng có thể nhận sau trận chung kết có thể còn tăng cao hơn nhiều,

Tôi rất tôn trọng bóng đá nữ và luôn cầu chúc cho họ thành công, nhưng tôi không bao giờ chấp nhận kiểu so sánh như kia. Chắc gì anh chị đã xem hết một trận bóng đá nữ. Khóc khi buồn là đúng, nhưng khi buồn mà khóc trong đám cưới thì hay coi chừng.

Minh Nghị