flag header

Tin tứcChống DBHB

Phản bác những luận điệu chống phá Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam

Ngày đăng: 04-04-2018 Lượt xem: 3044

Hôm nay, 04/4/2018, trang mạng “Tin mừng cho người nghèo” đăng bài viết "Về cái gọi là uỷ ban đoàn kết công giáo" có nội dung xuyên tạc, chống phá Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Họ cho rằng Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam "ra đời, được nuôi nấng với nhiệm vụ tiêu diệt bằng được Giáo hội Công giáo qua hình thức tinh vi là thiết lập một Giáo hội Công giáo tự trị – tam tự – kiểu Trung Quốc".

Vậy sự thật thế nào? Cờ Đỏ TP. Hồ Chí Minh xin cùng chúng ta nhìn nhận chính xác về Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam với lịch sử 73 năm đồng hành cùng công cuộc cứu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.

Ảnh: Biểu trưng của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam

I. Phong trào yêu nước của người Công giáo đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp vẻ vang của dân tộc:

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn chứng tỏ lòng yêu nước nồng nàn, có truyền thống kiên cường bất khuất, đoàn kết một lòng vì nền độc lập, tương lai đất nước. Mặc dù gặp những khó khăn, trở ngại nhưng người Công giáo Việt Nam ở những giai đoạn lịch sử đã chọn con đường đồng hành cùng dân tộc, đặc biệt nổi bật trong cuộc đấu tranh lâu dài chống thực dân Pháp cũng như sau đó trong suốt 20 năm chống Mỹ giành độc lập, tự do thống nhất đất nước.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 là cơ hội để người Công giáo thể hiện lòng yêu nước của mình tham gia cùng toàn dân giành chính quyền, bày tỏ sự ủng hộ đối với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Vào ngày hôm đó tại Hà Nội, nhiều linh mục và hàng trăm chủng sinh đã diễu hành hoan nghênh cách mạng. Tại thành phố Vinh, 30.000 giáo dân, linh mục, chủng sinh tuần hành ủng hộ chính quyền mới thành lập. Ở Huế nhiều chủng sinh tổ chức diễu hành mừng cách mạng thành công.

Nhưng thực dân Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa. Ngày 23/9/1945, chúng nổ súng ở Sài Gòn. Nam Bộ bắt đầu kháng chiến. Nhiều linh mục, giáo dân đã theo kháng chiến, vào bưng biền, lập Hội Công giáo kháng chiến Nam Bộ. Ngày 19/12/1946, Pháp gây hấn ở Hà Nội, Hải Phòng, toàn quốc phải đứng lên chống giặc giữ vững nền độc lập của Tổ quốc. Thời gian này, ở miền Bắc, một số linh mục cùng giáo dân đã sát cánh cùng với đồng bào mình ra sức đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến; Một số tổ chức Công giáo kháng chiến đã ra đời tập hợp với giới Công giáo bảo vệ thành quả cách mạng. Đó là Ủy ban Liên lạc Công giáo kháng chiến Liên khu Ba; Ủy ban Liên lạc Công giáo kháng chiến khu Tả Ngạn; Hội Công giáo kháng chiến khu Việt Bắc. Các tổ chức Công giáo kháng chiến hoạt động ở nhiều nơi trong cả nước trở thành nòng cốt phong trào Công giáo yêu nước, tích cực thực hiện kháng chiến kiến quốc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc. Các tổ chức này là tiền thân của tổ chức phong trào Công giáo toàn quốc sau này.

II. Ý tưởng thành lập tổ chức Công giáo yêu nước toàn quốc:

Từ ngày 1 đến 10-8-1953, tại chiền khu Việt Bắc, Trung ương tổ chức Hội nghị Tôn giáo toàn quốc để nghiên cứu, thảo luận chính sách tôn giáo của Chính phủ. 146 đại biểu là các giáo sĩ, chức sắc các tôn giáo cả nước: Công giáo, Phật giáo, Cao đài, Tín lành về dự Hội nghị. Đoàn đại biểu Công giáo gồm nhiều linh mục ở miền Bắc và miền Trung như: linh mục Vũ Xuân Kỷ, Nguyễn Thế Vịnh, Phạm Quan Phước, Nguyễn Duy Lộc, Vương Đình Ái, Nguyễn Thanh Liêm... về dự Hội nghị. Các đại biểu Công giáo Nam Bộ, do điều kiện kháng chiến đã không về dự hội nghị được.

Các đại biểu dự Hội nghị Tôn giáo toàn quốc đã gửi thư lên Hồ Chủ tịch và Chính phủ bày tỏ sự tin tưởng ở sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch và Chính phủ, tin tưởng kháng chiến nhất định thành công. Các đạỉ biểu đi dự Hội nghị Tôn giáo ở chiến khu Việt Bấc đều rất mong có dịp để được gặp Hồ Chủ tịch. Nhưng vì một lý do bầt khả kháng, các đại biểu đã không dược gặp Hồ Chủ tịch. Bức thư viết: “Bước chân đến Hội nghị chúng tôi ai nấy đều hy vọng được vinh dự gặp Hồ Chủ tịch, nghe lời dạy bảo của Hồ Chủ tịch, nhưng tiếc rằng chúng tôi không được phần vinh dự đó. Nhưng nghĩ đến lòng yêu thương của Hồ Chủ tịch đổi với nhân dân, trong Hội nghị này, chúng tôi cũng như được thấy Hồ Chủ tịch luôn luôn đến với chúng tôi". Các đại biểu đã hứa với Hồ Chủ tịch và Chính phủ, tăng cường đoàn kết với các tầng lớp nhân dân chung quanh Hổ Chủ tịch và Chính phủ để đẩy mạnh kháng chiến mau đến thắng lợi hoàn toàn; ra sức phổ biến sâu rộng chính sách cụ thể về tôn giáo của Chính phủ và Mặt trận, biến chính sách đó thành chính sách chung của nhân dân; kiên quyết tố cáo tội ác cứa giặc, mưu mô lợi dụng tôn giáo của chúng và vạch mặt bọn phản động nhân danh tôn giáo làm tay sai cho giặc, phản bội Tổ quốc, phản bội đạo, làm hại đồng bào.

Tại Hội nghị này, các đại biểu Công giáo đã có các cuộc tiếp xúc trao đổi tình hình, kinh nghiệm vận động tổ chức phong trào yêu nước trong đồng bào Công giáo tham gia kháng chiến kiến quốc. Trong các cuộc tiếp xúc, ý tưởng thành lập tổ chức yêu nước toàn quốc của người Công giáo được nêu rà và nhận được sự đồng tình của các đại biểu. Ý tưởng đó đã được đề đạt lên Trung ương, Mật trận và nhận được sự khích lệ. Tuy vậy, do điều kiện kháng chiến nên thời gian đó mong muốn lập tổ chức yêu nước toàn quốc chưa thực hiện được mà phải đợi đến tháng 3 - 1955, mong muốn đó mới thành hiện thực.

III. Thành lập Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc yêu hòa bình – Tiền thân Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5/1954 đưa tới thắng lợi Hiệp định Giơnevơ lập lại hòa bình ở Việt Nam. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Thực hiện Hiệp định, trong số những cán bộ, chiến sĩ cách mạng miền Nam tập kết ra Bắc có một số linh mục kháng chiến Nam Bộ. Đó là những linh mục Hồ Thành Biên, Lương Minh Ký, Trần Quang Nghiêm, Võ Thành Trinh, Nguyễn Hữu Lễ. Dịp này, các linh mục, nhân sĩ Công giáo yêu nước đã nhiều lần gặp gỡ, trao đổi về việc thành lập tổ chức Công giáo yêu nước toàn quốc của người Công giáo.

Ảnh: Bác Hồ và các đại biểu Công giáo, chụp tại Phủ Chủ tịch

Thể theo nguyện vọng của các linh mục, nhân sĩ Công giáo yêu nước ba miền, đầu năm 1955 ban Mặt trận Trung ương, Ủy ban Mặt trận Liên – Việt toàn quốc đã có chủ trương giúp đỡ để thành lập tổ chức Công giáo yêu nước toàn quốc. Vào lúc này, việc vận động thành lập tổ chức của phong trào Công giáo yêu nước cũng gặp được những thuận lợi lớn. Đó là chủ trương của Đảng triển khai mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất, chuẩn bị Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất thành lập Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Thực hiện chủ trương trên, một Ban Vận động thành lập tổ chức yêu nước của người Công giáo được thành lập do linh mục Vũ Xuân Kỷ làm Trưởng ban. Ban Vận động đã gửi một bản Hiệu triệu tới các xứ, họ và đồng bào Công giáo nói lên sự cần thiết phải thành lập tổ chức yêu nước toàn quốc của người Công giáo. Đồng thời, Ban Vận động cũng tổ chức nhiều đoàn đại biểu tới các giáo phận, gặp gỡ các Đức Giám mục, các linh mục trao đổi, giới thiệu về tôn chỉ, mục đích, cách tổ chức cũng như hoạt động của tổ chức Công giáo yêu nước. Theo đề nghị của Ban Vận động tổ chức này có danh xưng là: Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu  Tổ quốc, yêu hòa bình (gọi tắt là Ủy ban Liên lạc Công giáo toàn quốc).

Mặc dù còn có một số khó khăn, nhưng chủ trương thành lập tổ chức Công giáo yêu nước toàn quốc nhận được sự đồng tình của đông đảo linh mục và giáo dân. Một số Đức Giám mục cũng bày tỏ sự tâm đắc với tôn chỉ mục đích của tổ chức này. Ở nhiều giáo phận các linh mục gửi thư tới Ban Vận động hưởng ứng chủ trương thành lập tổ chức Công giáo yêu nước toàn quốc. Người Công giáo ở nhiều xứ, họ đạo gửi thư cho Ban Vận động mong sớm tổ chức Hội nghị thành lập Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc , yêu hòa bình.

Sau một thời gian chuẩn bị và nhận thấy đã hội đủ các điều kiện về nhấn sự, sự ủng hộ của Mặt trận, đồng bào Công giáo, Ban Vận động đã quyết định triệu tập Hội nghị Công giáo toàn quốc lần thứ nhất. Hội nghị diễn ra trong các ngày 8 đến 11/3/1955 tại Nhà hát Lớn thành phố Hà Nội. Hội nghị quy tụ 191 đại biểu trong đó có 46 linh mục, 8 tu sĩ (5 nữ, 3 nam), 137 Chánh, Phó trưởng, Trùm trưởng và giáo dân tiêu biểu. Ngoài số đại biểu chính thức nêu trên, còn có 100 giáo dân ở Hà Nội, 50 giáo dân ở Phát Diệm tham dự với tư cách là đại biểu dự thính. Dự Hội nghị có cụ Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Ủy ban Liên – Việt toàn quốc; cụ Phan Kế Toại, Bộ trưởng bộ Nội vụ thay mặt Chính phủ.

Ảnh: Bác Hồ và các đại biểu Công giáo và Phật giáo trong Quốc hội khóa II 

Hội nghị dã trao đổi nhiều vấn đề quan trọng của phong trào Công giáo yêu nước và quyết định thành lập Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc, yêu hòa bình gồm 27 thành viên thông qua biểu quyết trong số 44 vị ứng cử. Linh mục Vũ Xuân Kỷ được bầu làm Chủ tịch Ủy ban. Hội nghị cũng thông qua quyết định thành lập tờ báo Chính Nghĩa, cơ quan ngôn luận của Ủy ban Liên lạc những người Công giáo yêu Tổ quốc, yêu hòa bình.

IV. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam (1983 - nay)

1. Đại thắng Mùa xuân 1975 đã mở trang sử mới đối với cách mạng Việt Nam. Riêng đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam, khi đất nước thống nhất Giáo hội cũng trở thành giáo hội thống nhất. Đầu tháng 5/1980 các Giám mục Việt Nam đã tổ chức Đại hội Hội đồng Giám mục Việt Nam lần thứ I và ra Thư chung 1980 với những nội dung xác định "Giáo hội gắn bó với dân tộc", khuyến khích các hoạt động yêu nước và mời gọi người Công giáo "sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào". Đối với phong trào Công giáo yêu nước, đây là dịp để phong trào phát triển, mở rộng ra khắp đất nước.

Từ trước năm 1975, khi phong trào Công giáo yêu nước ở miền Nam tham gia đấu tranh chống Mỹ và tay sai, những người Công giáo miền Bắc đã luôn sát cánh với đồng bào mình. Đặc biệt khi vùng giải phóng được mở rộng, đã có những liên hệ giữa phong trào Công giáo yêu nước hai miền. Một số đoàn đại biểu linh mục, tu sĩ miền Nam đã ra thăm miền Bắc, tìm hiểu phong trào miền Bắc. Đây là thuận lợi lớn để ra đời một tổ chức Công giáo yêu nước gồm đại diện Công giáo của các địa phương trong nước.

Ý tưởng tổ chức đại hội Công giáo toàn quốc giai đoạn mới đã được nhiều đại biểu nêu ra trong các diễn đàn phong trào Công giáo yêu nước. Tuy nhiên thời kỳ sau giải phóng miền Nam có rất nhiều việc phải ưu tiên giải quyết. Thêm vào đó, điều kiện kinh tế xã hội cũng có những khó khăn nhất định nên chưa triển khai được đại hội lập tổ chức Công giáo yêu nước toàn quốc. Cho đến đầu những năm 1980, lúc này đã có những thuận lợi để tiến tới lập một tổ chức mới rộng rãi hơn của phong trào Công giáo yêu nước.

Tiến trình chuẩn bị bắt đầu từ năm 1981. Vào cuối năm 1981, Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc tổ chức Hội nghị (mở rộng) để kiểm điểm hoạt động và đề ra chương trình công tác năm 1982. Tại hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí tổ chức hội nghị Công giáo mừng công trong cả nước và tích cực chuẩn bị về nội dung và tổ chức tiến tới Đại hội những người Công giáo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vào mùa thu năm 1982. Đây là đề nghị của Ban thường trực Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc và được hội nghị thông qua như một nghị quyết và Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc bắt tay chuẩn bị Đại hội Công giáo toàn quốc.

Đề nghị trên cũng được các cơ quan hướng dẫn trực tiếp các hoạt động Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc chấp thuận. Việc hiệp thương trên cơ sở Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc là tổ chức nòng cốt được tiến hành với sự giúp đỡ tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Lúc này ở miền Bắc, ngoài Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc còn hiện diện Uỷ ban Liên lạc Công giáo TP. Hà Nội, TP. Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh hoạt động tích cực cùng một số tổ chức phong trào Công giáo các tỉnh dưới nhiều danh xưng khác nhau: Đoàn đại biểu thường trực Công giáo địa phận Bùi Chu, Ninh Bình, Thanh Hoá, Hà Sơn Bình; Ban vận động Công giáo thi đua yêu nước ở Thái Bình, Hà Tuyên, Nam Hà, Nghệ An, Hà Tĩnh hoạt động trong hệ thống Uỷ ban Liên lạc Công giáo. Ở miền Nam, có Ủy Ban vận động Công giáo thành phố Hồ Chí Minh, Uỷ ban liên lạc Công giáo yêu nước Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang mới được thành lập sau giải phóng. Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc đã trực tiếp tiếp xúc với các tổ chức này, trao đổi đi đến nhất trí tổ chức đại hội. Nhưng do có nhiều việc phải tiến hành, chương trình dự định vào mùa thu năm 1982 không thực hiện được...

Ngày 6-7-1983, Ban thường trực Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc họp tại Hà Nội khẳng định: Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình và trong giai đoạn cách mạng mới phải tăng cường mở rộng, đổi mới phong trào Công giáo yêu nước. Thường trực Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc cũng đề nghị mở rộng, tăng cường phong trào, theo hướng xác định nhiệm vụ chiến lược của đất nước là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, theo tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam và đường hướng "Giáo hội gắn bó với dân tộc". Từ đó, xác định tôn chỉ mục đích của tổ chức. Ban thường trực Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc đề xuất tên gọi Tổ chức mới là: Uỷ ban Đoàn kết những Công giáo yêu nước Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình" gọi tắt là "Uỷ ban Đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam".

Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Ủy ban:

- Tổ chức mọi hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Việt Nam, cương lĩnh Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, theo đường hướng giáo hội gắn bó với dân tộc.

- Tổ chức này là tổ chức yêu nước rộng rãi của người Công giáo, đoàn kết, nâng cao lòng mến Chúa yêu nước, xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo.

- Các thành viên của tổ chức (đề nghị không quá 50 vị) chủ yếu hoạt động tại chỗ và bằng gương sáng thực hiện nghĩa vụ công dân hàng ngày, dựa vào sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của tập thể.

Hội nghị Ban thường trực Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc nhất trí đề xuất và xin ý kiến chỉ đạo, đề nghị giúp đỡ triển khai các mặt kể cả kinh phí tổ chức đại hội. Hội nghị quyết định tổ chức Hội nghị (mở rộng) Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc họp trong các ngày 24,25,26-8-1983 tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị này được coi như để triển khai tổ chức hiệp thương trao đổi việc chuẩn bị đại hội, thành lập Ban trù bị đại hội và các Tiểu ban công tác về nhân sự, nội dung, tổ chức, tuyên truyền tiến tới đại hội, được dự kiến vào quí IV-1983. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết tổ chức Đại hội toàn quốc những người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình tại Hà Nội và gửi thư tới các linh mục tu sĩ giáo dân trong cả nước nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc mở rộng phong trào Công giáo yêu nước và sự ra đời tổ chức Công giáo toàn quốc. Đồng thời, Hội nghị kêu gọi hưởng ứng phong trào thi đua hướng về đại hội. Tổng giám mục giáo phận thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Bình đã dự và có bài phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị, khích lệ, động viên, đánh giá cao những đóng góp cho Tổ quốc và giáo hội của tổ chức phong trào Công giáo yêu nước.

Hội nghị mở rộng Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc đạt kết quả tốt. Trên phạm vi cả nước thời kỳ này giới Công giáo đều có các hoạt động hướng về đại hội. Nhiều giám mục, linh mục, tu sĩ và đông đảo giáo dân công khai hưởng ứng hỗ trợ việc tổ chức Đại hội Công giáo toàn quốc.

2. Đại hội đại biểu những người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hoà bình được tổ chức trong các ngày 8,9,10-11-1983 qui tụ 299 đại biểu gồm 142 linh mục, 11 tu sĩ và 146 giáo dân. Đại hội đã thành lập Ủy ban đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam gồm 74 thành viên, trong đó có 47 linh mục và thông qua Điều lệ Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam gồm 6 chương 15 điều khẳng định tiếp tục thực hiện động viên lòng yêu nước của đồng bào Công giáo tham gia xây dựng bảo vệ Tổ quốc, thực hiện đường hướng giáo hội gắn bó với dân tộc và gìn giữ hoà bình thế giới. Linh mục Nguyễn Thế Vịnh, Chủ tịch Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc được cử làm Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu nước Việt Nam. Các linh mục Phạm Quang Phước, Võ Thành Trinh, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Liên lạc Công giáo toàn quốc, linh mục Vương Đình Ái, Chủ tịch Hội đồng thi đua yêu nước của người Công giáo tỉnh Nghệ Tĩnh, linh mục Huỳnh Công Minh Phó chủ tịch UB vận động Công giáo TP. Hồ Chí Minh được cử làm Phó chủ tịch.

3. Từ khi thành lập 11-1983 trải qua 30 năm hoạt động Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đã tổ chức 6 kỳ Đại hội:

Đại hội lần thứ Nhất: được tổ chức tại Hà Nội trong các ngày 08-10/1 1/1983 với 299 đại biểu, trong đó có 141 linh mục, Đại hội nhất trí lấy tên mới của tổ chức những người Công giáo yêu nước là Uỷ ban Đoàn kết Công giáo yêu nước Việt Nam. Đại hội đã bầu ra Ủy ban gồm 74 ủy viên do linh mục Nguyễn Thế Vịnh làm Chủ tịch; các linh mục: Phạm Quang Phước, Võ Thành Trinh, Vương Đình Ái, Huỳnh Công Minh làm Phó chủ tịch; linh mục Nguyễn Thái Bá làm Tổng thư ký.

Đại hội lần thứ Hai: được tổ chức trong các ngày 10-12/10/1990 với 301 đại biểu, trong đó có 133 linh mục, Đại hội đã cử ra Ủy ban gồm 81 vị do linh mục Võ Thành Trinh làm Chủ tịch; các linh mục: Vương Đình Ái, Lương Đình Nghi, Nguyễn Tấn Khóa, Nguyễn Thái Bá, Phan Khắc Từ làm Phó chủ tịch; linh mục Nguyễn 'Thái Bá làm Tổng thư ký. Đại hội đã đổi lại tên là Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Đại hội lần thứ Ba: được tổ chức từ ngày 30-31/12/1997 với 350 đại biểu, trong đó có 139 linh mục, Đại hội đã cử 97 vị là ủy viên Ủy ban. Linh mục Vương Đình Ái được bầu làm Chủ tịch; các linh mục: Phan Khắc Từ, Nguyễn Tấn Khóa, nữ tu Nguyễn Thị Mỹ, ông Đỗ Văn Chiến, Giáo sư Phạm Văn Toản làm Phó Chủ tịch, Linh mục Phan Khắc Từ- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký.

Đại hội lần thứ Tư: được tổ chức trong các ngày 02-03/01/2003 với 403 đại biểu tham dự, trong đó có 156 linh mục, Đại hội đã bầu Ủy ban gồm 104 vị ủy viên. Linh mục Nguyễn Tấn Khóa được bầu giữ chức vụ Chủ tịch; các linh mục: Phan Khắc Từ, Nguyễn Công Danh, Đậu Xuân Khánh, nữ tu Nguyễn Thị Mỹ, ông Vũ Trọng Đăng làm Phó chủ tịch, linh mục Phan Khắc Từ- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký.

Đại hội lần thư Năm: được tổ chức trong các ngày 19-20/11/2008, dự Đại hội có 421 đại biểu, trong đó có 147 linh mục. Đại hội đã bầu 128 vị là ủy viên Ủy ban. Linh mục Nguyễn Công Danh được bầu giữ chức Chủ tịch; các linh mục: Phan Khắc Từ, Trần Minh Cẩm, Nguyễn Đức Hiệp, ông Lâm Văn Cách làm Phó chủ tịch, linh mục Phan Khắc Từ - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký.

Đại hội lần thứ Sáu: được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội trong các ngày 19-20/11/2013, tham dự Đại hội có 451 đại biểu, trong đó số linh mục về dự Đại hội là 120 vị, 20 nữ tu và 03 tu sĩ tập trung phần nhiều là các linh mục thuộc các tỉnh phía nam như: Đồng Nai có 16/20 đại biểu là linh mục, tu sĩ; Bà Rịa- Vũng Tàu có 8/9 đại biểu là linh mục, tu sĩ; Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Dương. Đại hội đã bầu ra Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam khóa VI-nhiệm kỳ 2013-2018 với 138 vị sinh sống tại 56 tỉnh, thành phố có đông đồng bào Công giáo. Trong đó có 72 vị linh mục; 05 tu sĩ; 60 vị chánh trương, chùm trưởng, giáo dân tiêu biểu tự nguyện thamgia tổ chức Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Phần lớn là những người có uy tín, đã tham gia tổ chức Ủy ban Đoàn kết Công giáo các tỉnh, thành phố, tham gia Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam từ 1 đến 5 nhiệm kỳ. Linh mục Nguyễn Công Danh tiếp tục được Đại hội bầu giữ chức Chủ tịch; linh mục Nguyễn Đăng Mạnh được bầu giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.

Tại Đại hội này, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ông: Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam; Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt nam tham dự, phát biểu và ghi nhận những đóng góp của đồng bào Công giáo trong cả nước dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Đoàn kết Công giáo các cấp đã tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước do Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, góp phần đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

V. Kết luận:

Trang tin điện tử của Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam đã khẳng định, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là một tổ chức xã hội, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hoạt động theo Hiến pháp, Pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đường hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam: “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”. Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam có mục đích đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

  1. Động viên đồng bào Công giáo Việt Nam trong và ngoài nước tích cực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh;
  2. Góp phần thực hiện đường hướng Giáo hội gắn bó với dân tộc, tăng cường xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân lấy mục tiêu xây dựng đất nước, truyền thống đạo đức và văn hóa của dân tộc; đấu tranh với các âm mưu chia rẽ dân tộc và Giáo hội, giữ gìn sự trong sáng của đạo Thánh Chúa;
  3. Tập hợp, phản ánh tâm tư nguyện vọng chính đáng hợp pháp của đồng bào Công giáo, tổ chức Giáo hội với Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của đồng bào Công giáo và tổ chức Giáo hội;
  4. Cùng với đồng bào trong nước và nhân dân các nước trên thế giới đấu tranh xây dựng và bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và dân chủ tiến bộ xã hội.[1]

Có thể khẳng định, Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam là đại diện kế thừa của phong trào yêu nước trong đồng bào công giáo suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, mọi luận điệu tấn công vào Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam cũng chính là tấn công vào sự thật lịch sử hào hùng, bi tráng đó. Trang “Tin mừng cho người nghèo” phát tán bài viết chống phá một tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhằm mục đích gì? Trang này của tổ chức nào? Bản chất của trang này là gì? Cờ Đỏ Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục có bài viết làm rõ.

Tháp Mười.

[1] http://ubdkcgvn.org.vn/vi/gioi-thieu/