flag header

Tin tứcChống DBHB

RSF lại trơ tráo xếp hạng tự do báo chí cho Việt Nam

Ngày đăng: 26-04-2018 Lượt xem: 5231

Ngày 25 tháng 4 năm 2018, một số tờ báo mạng của nước ngoài thông tin việc Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) ra báo cáo thường niên xếp hạng Việt Nam thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí. Cũng như năm 2017, tổ chức này tiếp tục liệt Việt Nam vào “điểm đen” về tự do báo chí trên thế giới.

Cái gọi là “xếp hạng tự do báo chí” chỉ là chiêu trò can thiệp 
vào công việc nội bộ nước khác của RSF (Ảnh Internet)

Đối với nước ta, việc cái gọi là Tổ chức phóng viên không biên giới này xếp hạng tự do báo chí thấp là một chuyện không lạ, bởi từ năm 2002 đến nay RSF luôn luôn như một tiếng loa lạc giọng khi liên tục tung ra những báo cáo, phúc trình về cái gọi là thực trạng tự do báo chí mà ở đó các nước XHCN như Việt Nam, Cu ba, Trung Quốc, Triều Tiên… luôn luôn được “ưu ái” xếp ở vị trí thấp.

Vậy tại sao RSF lại tập trung công kích các nước XHCN về tự do báo chí?, rất dễ hiểu bởi quỹ hoạt động của tổ chức này phụ thuộc hoàn toàn vào các nguồn tài trợ của các chính phủ phương Tây. RSF được tài trợ một phần từ Chính phủ Pháp và một phần từ Chính phủ Mỹ bằng nhiều đường khác nhau như qua Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (NED). R.Menard, Chủ tịch RSF, đã tuyên bố công khai rằng, ông ta cảm thấy không có vấn đề gì về việc này”!. Nhà bình luận V. Braeutigam đã nhận xét rằng: Đây là cách hành xử như câu thành ngữ “ăn bánh mì của ai thì phải hát theo người đó”. Còn ông T.I.Steinberg nhà kinh tế học, nhà chính luận ở Đại học Lueneburg thì gọi hội đoàn này là tổ chức “phóng viên không giới hạn sự xấu hổ”….

Ngay ở phương Tây, nhiều tác giả từng lên tiếng tố cáo, phê phán RSF sử dụng phương pháp “người mù một mắt” để đưa tin về điều RSF gọi là “tình trạng đàn áp nhà báo trên thế giới”. Xếp hạng của RSF luôn dựa vào “danh sách đen” của Bộ Ngoại giao Mỹ, mà “danh sách đen” này luôn nổi lên các nước như Iran, Xyria, Triều Tiên, Việt Nam, Cuba, Trung Quốc; nhưng RSF lại né tránh, không đưa ra bất kỳ báo cáo nào về hoạt động chống lại nhà báo của Mỹ và các đồng minh.

Cách thức xây dựng bản xếp hạng của RSF cũng rất nực cười, trong cuốn sách hướng dẫn của Học viện Làn sóng Đức (Akademie DW), bà L. Schneider đề cập năm chủ đề trong “bảng xếp hạng tự do báo chí” của RFS, và đặt câu hỏi: Liệu bảng xếp hạng có thật sự thuyết phục? Bà nhấn mạnh, việc đánh giá 180 quốc gia là rất chủ quan, vì dựa trên ý kiến của rất ít người. Ở các nước châu Âu, RFS dựa vào các chuyên gia (khoảng 50 người ở Pháp, 20 người ở Đức) nhưng ở các nước châu Phi, chỉ có một đến năm người trả lời các câu hỏi cho mỗi nước.

Bà lưu ý, để trả lời 87 câu hỏi phải có một kiến thức rất rộng lớn trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó, xuất hiện một điều đáng lo ngại là liệu người được hỏi có thể trả lời mọi câu hỏi một cách rõ ràng, thấu đáo, chính xác? Bà cũng chỉ ra rằng, các câu hỏi và các vấn đề cũng như tầm quan trọng của chúng chủ yếu chỉ dựa trên quan điểm của số ít nhân viên RFS, tất cả đều sống ở Pháp và hầu hết có xuất xứ gốc châu Âu!

Rõ ràng, với việc xem xét về nguồn tài trợ hoạt động và cách thức triển khai xây dựng bản xếp hạng của RSF, dễ dàng nhận ra tại sao nước ta lại bị tổ chức này “săm soi” với những cách áp đặt xếp hạng sai lệch, thiếu thiện chí về vấn đề tự do báo chí.

Tại Việt Nam, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được Hiến pháp ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực thi. Theo đó, tất cả các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay đều có những quy định về tự do ngôn luận, tự do báo chí và khẳng định đây là một trong những quyền cơ bản nhất của con người, của mọi công dân. Điều 25, Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Thiết nghĩ, trong một xã hội toàn cầu về truyền thông hiện nay, việc RSF ca đi ca lại bài ca con cá “tự do báo chí” sẽ chẳng giúp ích gì cho sự phát triển về uy tín của chính tổ chức này sang các quốc gia khác, càng cho thấy sự bôi nhọ, thiên lệch, bộc lộ bản chất thật của một tổ chức ăn bám vào các nước phương Tây, không từ bỏ tham vọng can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

                                                                                                         Cờ đỏ TP. Hồ Chí Minh