flag header

Tin tứcĐiểm nóng

Thực hư chuyện Bộ Công an thất thế trước Bộ Quốc phòng?

Ngày đăng: 05-04-2018 Lượt xem: 20439

Mới đây, sau khi xuất hiện thông tin Bộ Công an sẽ tinh giản bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả; 6 tổng cục sẽ được giải thể và 2 Bộ tư lệnh sẽ được hạ cấp, đầu mối cấp cục sẽ hạ từ 126 xuống khoảng 60. TS Phạm Chí Dũng đã có bài "Bị xóa cấp tổng cục, Bộ Công an thất thế nặng nề trước Bộ Quốc phòng?". Bài viết có đoạn:

"Sau tết Nguyên đán năm 2018, thông tin về đề án “cải tổ Bộ Công an” càng hiện ra rõ hơn cùng lộ trình cụ thể là đề án này có thể được hoàn tất trước Hội nghị trung ương 7, để hội nghị này sẽ “chốt” kế hoạch sắp xếp lại Bộ Công an và kế hoạch nhân sự đi kèm, kể cả những nhân sự cao cấp nhất của Bộ Công an.

… dù vẫn còn giữ vai trò “thanh kiếm và lá chắn bảo vệ đảng”, nhưng Bộ Công an đã lộ ra những dấu hiệu bị giảm sút nghiêm trọng đặc quyền “bất khả xâm phạm”, nếu so sánh thực trạng của cơ quan này với Bộ Quốc phòng và Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo). Trong khi đó, Bộ Quốc phòng của tướng Ngô Xuân Lịch có vẻ ít được “nhắc nhở” hơn".

Trong chuyện này, có đã nhiều bài phân tích khá kỹ và chi tiết về điều này, đồng thời không quên lên án cái trò châm bị thóc, chọc bị gạo, gây mất đoàn kết Công an - Quân đội của gã tiến sỹ thất sủng phải kiếm cơm bằng nghề bẩn thỉu, chuyên “bẻ cong ngòi bút” này!

Tuy nhiên, để nói rõ hơn, vạch trần trò tháu cáy bẩn thỉu của Dũng, xin có đôi lời để làm rõ thêm:

Xung quanh chuyện này, nếu ai đó tinh ý hẳn sẽ thấy được cái xương sống, cái nền để Phạm Chí Dũng diễn trò tháu cáy chính là chi tiết và đấy cũng là điều gã đang cố gắng để chỉ ra: Việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy là do áp lực từ bên trên chứ không phải là điều tự thân, tự nguyện của chính Bộ Công an; là sau khi xảy ra những bê bối, lùm xùm và cả việc bị ngã ngựa của nhiều sỹ quan cấp cao (trong đó có một số sỹ quan cấp tướng của Bộ này!).

Mới nghe thì có vẻ như điều được nói ra khá lôgíc và những điều được suy lý ra cũng rất hợp lý. Vậy nhưng nếu theo dõi kỹ thì mới hay: Để tiến tới tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu lực hoạt động Bộ Công an đã có hẳn một đề án mang số hiệu 106. Đề án này theo một số nguồn tin đã được lấy ý kiến các đơn vị trong ngành Công an, gửi đến các cơ quan Trung ương liên quan (trong đó có trình để xin ý kiến Bộ Chính trị) từ thời điểm năm 2016.

Đương nhiên, khi đó những vụ đại án như đánh bạc trên mạng liên quan đến thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa, nguyên cục trưởng C50 - Bộ Công an, lùm xùm xung quanh chuyện Vũ Nhôm chưa xảy ra. Và khi đó chưa có dư luận chứ đừng nói áp lực từ tổ chức này, hay ông kia...

Ngoài ra, như chia sẻ của thiếu tướng Lương Tam Quang, Chánh văn phòng Bộ Công an thì đề án 106 được xây dựng trên cơ sở cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ của Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII (năm 2016). Điều này càng xác tín một thực tế nỗ lực tinh giản bộ máy của Bộ Công an đã thực hiện từ trước đó và không có bất cứ tác động này nọ như dư luận vẫn nói.

Chưa hết, trong phát biểu mới đây của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện chiến lược và khoa học Công an, BCA thì ông này có nói đến khó khăn của việc tinh giảm bộ máy, thu gọn đầu mối trong Công an. Theo ông này thì đấy là một việc khó, đụng chạm lợi ích của rất nhiều cá nhân, nhất là bộ phận sỹ quan cao cấp trong ngành Công an. Trước khó khăn này thì Bộ Công an thời điểm sau khi ban hành đề án để lấy ý kiến tập thể trước khi có báo cáo Bộ Chính trị, Ban bí thư Đảng cộng sản đã thực hiện rất thận trọng và không nôn nóng.

Và để thực hiện điều này và tiến tới tham mưu Bộ chính trị có nghị quyết về vấn đề này cần rất nhiều thời gian. Thử hỏi, từ sau vụ ông Hóa và cả lùm xùm liên quan Vũ Nhôm (Đà Nẵng) liệu trong Bộ Công an có thể xảy ra được những bất đồng, và cả lợi ích nhóm trong đó chỉ trong một thời gian rất ngắn?

Bản thân Phạm Chí Dũng có thời gian công tác tại Ban Nội chính Thành ủy TP Hồ Chí Minh. Ông ta thừa hiểu những quy trình, quy định, nhất là đối với những vấn đề hệ trọng, liên quan đến 1 tập thể người. Nhưng buồn thay khi chỉ vì mấy đồng nhuận bút còm, mà ông ta dám bẻ cong ngòi bút, tự biến mình thành một tên văn nô thực thụ!

Rồi đây, sẽ có người đặt dấu hỏi xung quanh cái học vị tiến sỹ của gã! Trí thức không chỉ là những người có trình độ hơn người khác mà ở họ còn có sự tự trọng, không bị vẩn đục bởi những điều tầm thường! Và sẽ chẳng có gì lạ nếu như một trí thức thực thụ nào tuyên bố sẽ đuổi Dũng khỏi chính cái danh xưng và địa vị đó!

                                                                                                                                            An Chiến